Giang Phong tụng niệm mấy câu “siêu độ” linh hồn cho lão xong, liền truyền Cấm vệ quân thu dọn chiến trường, cũng tức là thu gom chiến lợi phẩm.
Đoạn, Giang Phong cùng Giang lão tiến vào Vu Thần Điện.
Tuy không hoa mỹ tráng lệ như Thần Miếu, nhưng Vu Thần Điện lại rất đồ sộ hùng vĩ.
Toàn kiến trúc cao đạt 15 mét, có tám cây cột là những cây gỗ lớn một người ôm không xuể, bốn vách tường xây dựng bằng đá tảng, không chạm khắc cầu kỳ, thô tháo nhưng chất phác thuần lương.
Bên trong Vu Thần Điện, nơi điện thờ là một bức tượng thần cao 8 mét, thân tượng vận y phục bằng da hổ, thắt lưng da rắn, chân không, đầu trần không đội mũ, một tay cầm chiếc mai rùa, tay kia cầm mảnh bát quái (tiên thiên bát quái), nét mặt uy nghiêm thần thánh.
Giang Phong vừa hướng về bức tượng cúi người vái chào, liền nghe hệ thống thông báo :
- Đinh.
Chúc mừng Thiếu Quân hoàn thành SSS cấp duy nhất đặc thù nhiệm vụ “Di nguyện của Tổ tiên”, đặc biệt tưởng lệ thanh vọng 1000; đặc thù kiến trúc : Phục Hy Tổ Miếu; đặc thù trang bị : Phục Hy Huân chương.
Sau khi hệ thống thông báo, tưởng lệ tự động xuất hiện trong hành trang của Giang Phong.
“Bản vẽ Phục Hy Tổ Miếu : đặc thù vật phẩm; yêu cầu : Phục Hy Thần Tượng; đặt tại vị trí định sẵn sẽ biến thành Phục Hy Tổ Miếu.”
“Phục Hy Huân chương : đặc thù vật phẩm; yêu cầu : thanh vọng 5000, mị lực 8; uy vọng +2, tăng gia sĩ khí quân đội, tăng gia hiệu quả cho tế tự thuật 50%; phụ gia kỹ năng : Phù Vân Thuật, chân sinh bạch vân, phiêu phù giữa không trung (không thể di chuyển), mỗi giây tiêu hao pháp lực : độ cao (thước) x2, độ cao tối đa : 10 thước (4 mét).”
Phục Hy Huân chương yêu cầu mị lực rất cao, thuần túy dùng để giả làm thần côn (trang thần giả quỷ), tăng gia hiệu quả tế tự thuật chỉ cao hơn ngân cấp tế tự sáo trang một chút.
Phù Vân Thuật tiêu hao quá nhiều pháp lực, lại không thể di chuyển, thật kém giá trị thật tế.
Có điều, sử dụng hợp lý có thể đạt đến hiệu quả bất ngờ.
Dù sao thì có cũng còn hơn không.
Giang Phong liền mở bảng trang bị cá nhân, đổi Thủy Long huy chương thành Phục Hy Huân chương.
Sau Vô Danh Sơn chiến dịch, Giang Phong dùng hơn nghìn quân tiêu diệt cận bảy vạn Man binh, thanh vọng đã tăng lên hàng vạn.
Do đó mà thừa sức trang bị.
Lúc này, uy vọng của Giang Phong đã tăng lên thành 6.
Tham quan một vòng Vu Thần Điện, Giang Phong thấy cũng không có gì đặc biệt đáng lưu ý.
Vu Thần Điện ngoài bức tượng thần khổng lồ ra, chỉ có thêm vài hương án để bày lễ vật thờ cúng, ngoài ra không có vật gì quý giá.
Khu hậu viện, nơi sinh hoạt của các vu sư, cũng chỉ có vài vật dụng lặt vặt.
So với sự xa hoa ở Thần Miếu thật là một trời một vực.
Nghĩ cũng tội cho Man tộc, phải chịu khổ vì lạc hậu.
Thấy không có gì đáng lưu ý, Giang Phong dẫn theo Cấm vệ đến Nha Phủ tìm Vương Đại tướng quân.
Giang lão ở lại nghiên cứu Vu Thần Điện.
Vương Đại tướng quân đang kiểm kê sổ sách ở Nha Phủ, thấy Giang Phong đến, vội đứng dậy nghênh đón, rồi không kìm được, hỏi ngay :
- Đại nhân.
Có bao nhiêu người được thăng cấp lên Tướng quân rồi.
Lão thấy Giang Phong chỉ cho Cấm vệ quân tấn công các vu sư, liền hiểu ngay dụng ý.
Giang Phong mỉm cười nói :
- Chín.
Vương Đại tướng quân cả mừng nói :
- Hay quá.
Thế là đại quân của chúng ta hết thiếu Tướng quân rồi.
Giang Phong khẽ cười, nói :
- Phải đó.
Đại quân của lão còn thiếu bảy viên Tướng quân.
Giờ có thể bổ sung cho đủ.
Còn lại hai người dành cho lão Nguyên Phương.
Vương Đại tướng quân khen phải, nhận ngay bảy người, phái đến thống lãnh sĩ binh.
Đến giờ, một sư của lão mới chính thức đầy đủ biên chế, gồm 1 Đại tướng quân, 10 Tướng quân, 100 Thống lĩnh, 1000 Đội trưởng và 1 vạn sĩ binh.
Trong số đó có 2 vệ là đặc thù binh chủng : pháp sư và tế tự.
Xong đâu đấy, Giang Phong lại nói :
- Phái hai vệ phụ trách vận chuyển Phục Hy Thần Tượng về Phong Khê Thành.
Vương Đại tướng quân ngạc nhiên hỏi :
- Đại nhân định xây dựng Tổ Miếu ở Phong Khê Thành ?
Giang Phong lắc đầu :
- Không.
Tổ Miếu phải xây dựng ở Nguyên Thành, nhưng hiện giờ không có nhiều thời gian, tạm thời vận chuyển đến Phong Khê Thành trước đi.
Còn việc đưa về Nguyên Thành cứ giao cho Nguyên Đại đô đốc phụ trách.
Ngoài ra, hãy điều phái một bộ phận quân đội đi công chiếm các thôn trấn hạ thuộc trong địa hạt Đồng Lăng.
Vương Đại tướng quân khen phải, lập tức điều quân.
Một trăm thợ mộc trong trấn cũng được phái theo hỗ trợ quan quân chế tạo các công cụ vận chuyển, để đưa Phục Hy Thần Tượng về Phong Khê Thành.
Trong lúc họ Vương lo điều động quân đội, Giang Phong lấy số sách ra tra duyệt.
Điều Giang Phong quan tâm nhất vẫn là nhân khẩu và nhân tài.
Toàn Đồng Lăng Trấn có cận ba vạn rưỡi nhân khẩu, là một trấn đông đúc và phồn thịnh.
Đăng ký tại sách có ba vệ binh, nhưng phòng thủ quân chỉ có một vệ, vậy là đã có hai vệ được điều đi nơi khác.
Vu sư tại sách có hơn tám trăm, nhưng hiện diện tại trấn chỉ có khoảng một trăm.
Và vu sư với Man binh đều đã trận vong hết cả, không hề có hàng binh.
Xem ra bọn họ đều là cuồng tín đồ của Vu Thần Giáo.
Phổ thông dân chúng còn lại hơn ba vạn, trừ trẻ con thì có đến hơn hai phần ba có tay nghề, một tỷ lệ thật cao.
Trong đó mục dân đông nhất, khoảng 20%; và nông dân khoảng 16%.
Đáng chú ý nhất là có cả những chức nghiệp hiếm, hoặc Giang Phong mới gặp lần đầu; như trà nông (trồng trà) 4, dược nông (trồng cây thuốc) 24, thợ trồng bông 6, thợ nhuộm 1, thợ dệt 4, thợ gốm sứ 5, thợ sơn mài 1, thợ điêu khắc 8, thợ luyện kim 2, đoán tạo sư 3, kiến trúc sư 1, ca vũ sư 12, nhạc sư 3, … vô số chức nghiệp đều có ít nhiều.
Với tình hình như thế này, Đồng Lăng Trấn hoàn toàn có thể tự cấp tự túc.
Giang Phong hơi ngạc nhiên.
Chỉ là một tòa trấn cấp, có cần như thế hay không.
Nếu là một tòa thành thì còn có lý.
Có bí mật gì ở đây chăng ?
Giang Phong còn đang suy nghĩ, chợt thấy Vương Đại tướng quân hối hả đi vào.
Lão có vẻ rất vội vã, nhưng sắc mặt hoan hỉ, dường như có chuyện đáng mừng.
Giang Phong mỉm cười hỏi :
- Có chuyện chi thế ?
Hai tay lão cầm một vật, trịnh trọng đưa cho Giang Phong.
Gì đây ? Giang Phong xem kỹ, tơ lụa đây mà, có gì mà xem như bảo bối thế.
Đến khi nghe họ Vương giải thích, Giang Phong mới biết đó đúng thật là bảo bối.
Hóa ra tơ lụa được dệt từ kén tằm, là một phát minh của Hoa tộc (tên gọi khác của Viêm tộc), tương truyền do một vị phu nhân của tôn chủ vô tình làm rơi kén tằm vào nước mà tìm ra cách kéo tơ thành sợi, dệt thành tơ lụa.
Từ đó, tơ lụa trở thành đặc thù thương phẩm, bị Hà tộc khống chế.
Người phương nam đa phần vận y phục bằng vải thô, dệt từ sợi bông, so với tơ lụa đương nhiên không đẹp bằng.
Thao Giang Phong được biết, Hán tộc tự xưng là Hoa Hạ tộc dân, cũng từ đây mà ra.
Hoa, Hạ đều là từ cổ.
“Thuyết văn giải tự” chép rằng : Hoa là quần áo đẹp đẽ, Hạ là đại quốc, Hoa Hạ chỉ ý nước lớn văn minh (quần áo đẹp là văn minh ?).
Khoảng 4000 năm trước Tây Lịch, tại khu vực Hoàng Thổ cao nguyên và hành lang Hà Tây là nơi cư trú bộ tộc Hạ, khu vực nam Tấn Quan Trung, nam ngạn Hoàng Hà là nơi cư trú của bộ tộc Hoa.
Khoảng năm 2700 trước Tây Lịch, thủ lĩnh Hạ tộc là Hoàng Đế đông tiến chiến thắng Viêm Đế, thủ lĩnh của Hoa tộc.
Hai bộ tộc này đã liên minh với nhau đánh bại Cửu Lê tộc, chiếm cả Trung Nguyên.
Hai bộ tộc Hoa, Hạ dần dần hợp thành bộ tộc Hoa Hạ.
Về sau Hoa Hạ còn dung hợp các tộc Tạng Miến, Thổ Hỏa La, Đông Di, Thông Cổ Tư, Tây Giới, Chúc Dung Thị, hậu duệ Cửu Lê tộc, Hung Nô, Tiên Bi, v.v.
Từ triều đại nhà Chu, các dân tộc và bộ tộc không ngừng hợp lại, khu vực sinh sống cũng không ngừng được mở rộng, từ lưu vực Hoàng Hà mở rộng đến khu vực sông Hoài, Tứ Thủy, Trường Giang và Hán Thủy.
Nói tóm lại, theo ý Vương Đại tướng quân thì tơ lụa này có nguồn gốc từ Viêm triều Hà tộc.
Lão lại nói :
- Đại nhân.
Tơ lụa là đặc sản của Viêm triều.
Tơ lụa mà chúng ta đang dùng đây đều được mua từ phương bắc.
Kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm, kéo tơ dệt lụa bấy lâu nay Hà tộc vẫn giữ gìn rất kín, không hề ngoại truyền.
Vậy mà ở đây sĩ binh lại phát hiện được một khu vực trồng dâu nuôi tằm, ngoài ra còn có cả một Xưởng dệt lụa nữa.
Kỹ thuật nhân viên đều đầy đủ.
Giang Phong ngạc nhiên nói :
- Sao trong sổ sách không thấy đề cập đến nhỉ ?
Cả hai người nhìn nhau, đều cảm thấy trong chuyện này có gì đó bí ẩn.
Updated 882 Episodes