Chương 161: Tội nhân

Ba ngày sau, khi sáu nghìn binh lính Bắc Yến lần lượt vào thành, dân chúng thành Chân Hoàng đã chứng kiến một màn xử quyết vô cùng chấn động, tất nhiên so với huyết án Cửu U Đài mười năm về trước vẫn còn thua xa.

Hôm ấy, ngày 15 tháng 6 năm 778 theo lịch Bạch Dương, đánh dấu kỷ nguyên cuối cùng của nguyên triều Đại Hạ ở đại lục Tây Mông.

Bánh xe thời gian dường như đưa từng người có mặt ngày hôm ấy trở về cảnh thê lương, ảm đạm và vô cùng u tối của gia tộc Yến thị năm ấy.

Oán khí chất đầy. Tình người nghiệt ngã. Đồng sinh chiến hữu, kết giao huynh đệ, đồng nạn tương lân, tình thâm nghĩa trọng, tấm lòng son sắt trung liệt. Tất cả đều bị vùi dập theo những nghi ngờ, phản bội. Tham sống, sợ chết, mưu cầu gia tộc bỏ quên bằng hữu cùng những người cùng mình kề vai chiến đấu, hai lần tắm máu kẻ thù cứu chủ tử thoát vòng tử sinh.

Những kẻ như người trong cung Thịnh Kim kia, hắn có chết ngàn lần cũng không thỏa nỗi đau và hận trong từng người dân Bắc Yến hôm ấy.

Mông Điềm tướng quân, tuy công trạng đầy mình, chiến tích hiển hách, nhưng cũng là người tham sống sợ chết, bỏ rơi bằng hữu cùng gia quyến của hắn. Mông Điềm tướng quân, hắn không phải hung thủ thật sự gây nên chuỗi thảm sát ngày ấy, nhưng hắn là nhân chứng lịch sử và cũng là người góp lửa nhặt củi cho ngọn lửa Cửu U Đài ngày ấy thêm đặc sắc.

Và còn, còn nhiều người quan cao chước lộc, những kẻ ngồi trên, gia phiệt lớn khác, những người cúc cung tận tụy với vương triều Đại Hạ, vì quyền lợi bản thân và gia tộc, sẵn sàng uống máu đồng liêu, dù người đó là Bắc Yến Vương, là người ngày đêm "chăm sóc và bảo vệ" vùng thảo nguyên phương Bắc giá rét, khắc nghiệt chống người Khuyển Nhung, để bọn quý tộc môn phiệt ấy ngày ngày nhàn hạ nơi Chân Hoàng chăm lo gia môn và đấu tranh quyền lợi.

Bên trong Cửu U Đài. Mây đen che chắn cả một vùng rộng lớn. Tiết trời tháng sáu gió không thốc mạnh nhưng ngọn cờ Yến thị cứ phất tung lật nhào không ngừng nghỉ.

Không khí tuy nhuốm màu thê lương nhưng rất hoành tráng và uy nghiêm.

Quân Bắc Yến xếp hàng đứng vòng quanh mép bên trong Đài, trước mặt họ là các chúng dân Chân Hoàng, nam có, nữ có, già có, trẻ có, học sỹ, sỹ tử, thương nhân, nông dân... người đứng, người ngồi, người chỉ chỉ, trỏ trỏ. Kẻ bĩu môi khinh bỉ người đang quỳ trên Đài, kẻ lắc đầu ngao ngán, kẻ tiếc thay cho hắn,... rất rất nhiều màu sắc ánh mắt và thái độ khác nhau của dân chúng nơi đây, họ chung quy là đang cảm thán cho vị đứng đầu cung Thịnh Kim.

Căm giận, oán trách, xót xa.

Tiến vào bên trong nữa là một hàng các quan lại vương triều Đại Hạ. Hôm nay họ được cho phép đến tham dự buổi lễ "Tế trời" hay đúng hơn là bị cưỡng ép đến chứng kiến. Lịch sử cần được viết lại bởi nhân chứng có mặt cho thêm vạn phần đặc sắc và chân thật nhất.

Phía trước gần trung tâm Đài Cửu U là quan binh Bắc Yến. Tất cả đều tề tựu đông đủ và uy nghiêm đến nỗi một con ruồi bay ngang họ cũng cảm thấy ngán đường, chướng mắt. Từng phút, từng giây trôi qua là những kỳ tích anh hùng của toàn dân, toàn chiến sỹ, của Đại Đồng Hành, những người họ đã vì một giờ phút này mà phấn đấu cả đời.

Chung quy, họ cần một công đạo của người, của trời đất. Mà ngày ấy trên Cửu U Đài, nhân đạo chỉ đáng ném cho chó ăn, súc sinh gặm. Kẻ mạnh có quyền ức hiếp kẻ yếu, thỏ ăn chuột, sói ăn thỏ, sư tử ăn sói. Đạo lý của kẻ mạnh là công đạo thì hỡi ôi, thổ phỉ vào nhà dân giết người, cướp bóc, hãm hiếp cũng là công đạo hay sao?

Mười năm nếm mật nằm gai, chịu bao ủy khuất và vũ nhục tại Chân Hoàng, chịu bao con mắt chống đối và bè phái chúng tướng sỹ, Đại Đồng Hành khi mới chân ướt chân ráo về đó. Người đời nhìn hắn là kẻ máu lạnh, sát nhân, người có nhân tâm Cốt thiết, kể cả người quan trọng nhất đối với hắn cũng không thể hiểu thấu được tấm lòng và những mưu tính của hắn, vì thế cuối cùng nàng cũng rời xa hắn.

Hắn chỉ vì một ngày hôm nay. Đòi lại công đạo cho hắn, cho gia tộc Yến thị, cho những người đã hi sinh vô ích trong cuộc thảm sát năm ấy.

Bao nhiêu oan khuất, hiểu lầm, nghi ngờ của người trong thiên hạ nghĩ về hắn. Tất cả hôm nay sẽ được chứng kiến, những việc hắn làm, tín ngưỡng hắn luôn cất giấu sẽ đốt hết những nghi kị và oán giận của người đời.

Yến Tuân hắn, một thân khôi giáp đen tuyền, ánh mắt sáng quắc, khuôn mặt được chạm khắc vô cùng tinh anh và lỗi lạc. Khuôn miệng không lớn cũng không hẹp nhưng cũng đủ hét ra khói và sát phạt không ngừng nghỉ kẻ thù.

Đứng trên trung tâm Đài Cửu U, đầu đội thiết sắt, áo choàng đen bay phấp phới càng tôn lên ngũ quan soái khí cùng bản sắc anh hùng của vị Yến thế tử năm nào.

Ngay trung tâm Đài là hai tội nhân. Bọn chúng quỳ gối rạp trên nền đất, đầu tóc rũ rượi sau mấy ngày "vui chơi" ngục Cửu U.

Khán Đài nãy giờ vẫn luôn im bặt, bỗng có tiếng từ trên cao vọng xuống chỗ hai tử tội đang quỳ giữa trung tâm.

" Triệu Chính Đức, ngươi biết mình có tội gì không?" Yến Tuân mang sắt mặt lạnh băng hỏi hắn.

" Hừ, thắng làm vua, thua làm giặt. Chết có gì đáng sợ." Vị chủ cung Thịnh Kim của những ngày trước vẫn còn rất trầm tĩnh.

" Vậy rốt cuộc, người vẫn không biết?" Yến Tuân lần nữa hỏi hắn.

" Giết người đền mạng. Ngươi cứ ra tay không cần nhiều lời. Có trách là ta ngày ấy, mềm lòng nuôi rắn trong nhà nên mới có ngày hôm nay. Ngu muội, quá ngu muội."

Yến Tuân từ từ bước xuống chỗ đứng nãy giờ, đi về chỗ khán Đài trung tâm. Lúc đi ngang qua khu vực trung tâm hắn cảm thấy hơi nóng tỏa ra phừng phựt cháy dữ dội của lửa bên trong ống trụ giữa. Nơi ấy, mười năm trước đã hỏa thiêu phụ mẫu thân sinh, huynh đệ, tỷ tỷ cùng những quyến thuộc, sỹ tử Bắc Yến. Những ngọn lửa uốn éo, quặn quéo thân mình, như những bàn tay đến từ địa ngục trồi lên nhấp nhô đòi công đạo mà rất lâu rồi ngọn lửa ấy của Cửu U Đài hôm nay mới được khơi sáng.

Hắn dường như thấy từng nhân ảnh lung linh, không rõ hình hài nhưng đều lem luốc, máu me đầy người, trên cổ vẫn còn vết sẹp dài ngoằn và rất sâu.

Yến Tuân giờ này cũng đã đến trước mặt Triệu Chính Đức. Hắn lãnh đạm nói:

"Được, vậy để ta nói."

" Quan Tử Lý Tự thi hành án, mời người bước lên. Sau khi Yến Tuân ta đọc xong từng tội trạng của hắn, ta mong người hãy chấp pháp nghiêm minh. Không phụ những oan khuất Yến thị đã chịu đựng."

Hoàng Văn Thủ là quan xử lý bên Tử Lý Tự, lúc này hắn đang đứng dưới trung tâm Đài, bèn đứng lên: " Dạ, hạ quan tuân lệnh."

Từ sau lưng Yến Tuân, một tên quan tể, mặt mày hung dữ, thân hình vạm vỡ đang cầm một đoản đao sắt, bóng loáng, lưỡi dao dày và rộng nhưng bén tinh tế vô cùng đến nỗi có thể hình dung chạm vào da thịt sẽ rơi xuống trước khi máu me đùng đùng văng tứ phương.

Đoạn, Yến Tuân, hắn quay về hướng dân chúng và quan lại bên dưới, bốn phía Cửu U Đài, dùng giọng dõng dạc hết sức bình tĩnh của mình tuyên bố tội trạng của vị chủ cung Thịnh Kim.

" Thứ nhất."

" Bắc Bình Vương là người đã từng hai lần cứu mạng người. Nhưng người vì tính nghi kị và lòng tham của mình mà mưu hại cả nhà Bắc Bình Vương cùng toàn bộ gia tộc Yến thị. Người mang tội bất nghĩa."

" Đáng chặt hết hai tay."

" Thi hành" Yến Tuân lạnh lùng buông phán quyết.

Lời người vừa nói đã nghe tiếng la thất thanh của vị chủ cung Thịnh Kim. Máu giăng khắp quanh chân Yến Tuân. Một số va vào mặt Mông Điềm tướng quân. Người nãy giờ vẫn luôn im lặng chờ đến mình.

" Bệ hạ, Bệ hạ. Thần có lỗi đã không thể bảo vệ người." Mông Điềm than khóc thảm thiết, quay người quật về người bên cạnh nhưng bị một tên lính vệ đứng ra kéo lại.

" Yến Tuân, tên súc sinh nhà ngươi. Giết thì giết, nhưng đừng vũ nhục ta." Triệu Chính Đức vừa đau đớn vừa tức giận trỏ thẳng vào mặt Yến Tuân mà kêu thét.

Yến Tuân, hắn không buồn nhìn người bên dưới. Mắt phượng tiếp tục nhìn bên dưới Đài, rồi chậm rãi đưa ra phán tội tiếp theo.

" Thứ hai."

" Tin lời gian thần, tâm ý nhỏ nhen, ghen tức hiền lương, giết hại trung thần người đang ngày đêm bảo vệ biên giới. Là tội bất trung."

" Móc mắc hành hình, cả đời sống trong tâm tối mà hối cãi."

" Thi hành."

" Yến Tuân. Đừng. Đừng. Đừng mà." Triệu Chính Đức nhảy lên van xin hắn, nhưng hai tay vừa bị chém đứt lìa nên không có chỗ bám trụ thăng bằng, phút chốc ngã nhào trên mặt đất. Máu một bên tay quẹt trên nền gạch, đáu đớn tận từng khúc xương.

" Yến Tuân, người tuy còn tuổi trẻ sao ra tay tàn độc như vậy? Dù gì Bệ hạ người cũng là trưởng bối của ngươi. Ngươi? Ngươi!" Mông Điềm bật đứng dậy cố với tay về trước nắm vạt áo Yến Tuân.

Yến Tuân không vội né, hắn giơ tay lên nắm chặt một bên cổ tay Mông Điềm.

" Tàn độc? Mông Điềm tướng quân, ngài có nhớ ngày ấy mẫu thân ta đã chết như thế nào? Nhi tử như ta một chốc trở thành cô nhi, vậy người trưởng bối là ngài và hắn, đang ở đâu?"

Ánh mắt hằn những vết nứt đỏ, máu quyện sóng nước dâng trào. Uất hận và đau xót không kịp nói ra nhưng khuôn mặt anh tuấn ấy đã bừng lên sắc đỏ thẫm, ném từng tia lửa ra người đối diện.

Mông Điềm hắn thất thần, nhớ ngày Bạch Sênh ngã xuống đất, nàng chết trước mặt hắn đau đớn ra sao. Có lẽ cả đời này nàng cũng không bao giờ tha thứ cho hắn. Thì thử hỏi hài tử của nàng, hắn hận bọn họ ra sao?

Hắn bất lực, đau xót và tự trách bản thân ngàn vạn lần vì sự nhu nhược. Nếu không... nếu không...

Á á á... chết ta rồiiii... Tiếng thét vật vã của người bên cạnh càng làm hắn đau đớn trong lòng. Huynh đệ, bằng hữu, rốt cuộc cũng chỉ là mới hỗn độn, nghi ngờ.

Vàng son, gấm vóc, quyền lực và thời gian đã cuốn phăng tất cả mọi tình nghĩa, thâm tình giữa bốn người bọn họ. Yến Thế Thành, Bạch Sênh, Triệu Chính Đức và hắn.

Tất cả đều từ lòng tham mà ra. Đáng hận. Thật đáng hận.

Triệu Chính Đức rên la từng tiếng khàn trong cổ họng " Yếnnn Tuân. Yếnnnn Tuân."

" Ngươi một đao giết ta đi."

Yến Tuân sắc mặt đã lấy lại dáng vẻ vốn có, quay nhìn hướng Triệu Chính Đức phì khinh bỉ hắn.

" Thứ ba."

" Để cắt đứt mọi vây cánh Yến thị, không chần chừ lạm sát người dân vô tội. Làm sinh linh đồ thán. Là tội bất nhân."

" Chém đầu. Treo đầu trên đỉnh Cửu U Đài, dùng lửa đốt cháy ba ngày ba đêm."

" Thi hành."

" Bệ... hạ..." Mông Điềm rên xiết nhìn về Triệu Chính Đức, lời Yến Tuân vừa nói, tên đao phủ đã đưa đao đến ngay cổ hắn. Một tiếng phạch vừa bay ngang tai đã thấy đầu người kia rơi xuống, máu văng làm bệt loang lỗ chỗ đầu rơi.

Bên dưới, cả đám người đồng loạt hô thất thanh trước lời tuyên tội sau cùng của Yến Tuân.

Ồ...đám đông kêu lên, người bên dưới không tán thành cũng không phản ứng mạnh mẽ đứng về phía vị chủ cung Thịnh Kim kia. Bởi họ biết người ấy đáng chết, nhưng cũng đáng thương. Tất cả đều vì sự tham lam và ngu muội.

Đám quan Đại Hạ nãy giờ nghe xét xử người ngày ngày bọn họ cúc cung tận tụy, từng bản cáo trạng lần lượt được khởi lên, bọn họ đứng ngồi không yên, lòng như lửa đốt mà run bần bật.

" Mông Điềm tướng quân, bây giờ đến lượt người. Người muốn tự nói ra tội trạng của mình hay cần ta tuyên giúp?" Giọng Yến Tuân mang sắc lạnh và lãnh khốc cực kỳ.

Mông Điềm nhìn hắn không thể nhận ra vị Yến thế tử như sói con năm đó gào thét nơi này, người từng bị hắn đá văng khỏi Đài Cửu U ba lần vẫn bật dậy, lê từng bước lên Đài nhìn gia phụ của hắn. Lúc ấy Mông Điềm thật sự không biết hắn lấy đâu ra sức lực mạnh mẽ như thế, đến giờ người đã hiểu. Nỗi đau đớn tột cùng cùng sự căm hận khiến hắn trở nên mình đồng da sắt, tứ chi tê cảm mà ngoan cường đi đến bước đường này.

Ý trời. Ý trời.

" Bội tín. Bội nghĩa. Đáng tội hỏa thiêu." Mông Điềm buông giọng chắc nịch nhìn vị vương tử trước mặt. Hắn không mảy may hối hận cho phán quyết vừa rồi, chỉ nuối tiếc quá khứ tươi đẹp mà bốn người bọn họ bên nhau. Hắn đã không ngăn cản, không bảo vệ họ. Nên có ngàn lần chết cũng không thõa được tình nghĩa huynh đệ và lòng trung thành của Yến Thế Thành này cống hiến cho quốc gia.

"Đáng chết. Đáng dùng cái chết để chuộc tội."

" Ta đến với các người đây."

Nói đoạn, Mông Điềm lao mình về phía trung tâm Đài, một chân chống mạnh lên nền gạch lấy sức gieo cả người vào biển lửa ngùn ngụt giữa trụ Cửu U. Ngọn lửa địa ngục kia khoan khoái nuốt gọn hắn, nâng nui, vuốt ve từng thớ thịt, không một tiếng rên la, chỉ nghe văng vẳng tiếng giòn răn rắc của khớp xương bị vỡ vụn.

Yến Tuân hắn vẫn đứng đó. Không ngoái đầu, cũng không lên tiếng.

Bọn họ đã đền tội. Phụ mẫu, huynh đệ, tỷ tỷ, Yến thị. Các người trên trời có linh thiêng, hãy an nghỉ.

Mây đen một màu u tối che chắn cả vùng quang minh nãy giờ từ từ dãn ra, bay đi tứ phương. Vĩnh viễn siêu sinh. Vĩnh viễn về cực lạc.

" Xin Bệ hạ bớt đau thương. Bắc Yến Vương vạn tuế. Bắc Yến Vương vạn tuế."

Hắn nhìn, bên dưới là bá tánh của hắn, là những công thần, nguyên thần Đại Hạ. Bọn họ tung hô hắn, hoan nghênh hắn, ủng hộ hắn. Phụ thân, người thấy không? Hài nhi đã làm được. Hài nhi sẽ tiếp tục sứ mệnh của người, lấy dân làm gốc. Cả đời phụng sự vì lý tưởng dân sinh.

Người có tin hài nhi không? Người có hài lòng không? Phụ thân, mẫu thân... Mắt phượng ấy lại long lanh, tuy cố kiềm chế nhưng vẫn thấy mặn mặn nơi khóe môi. Nam tử Bắc Yến không được rơi lệ. Chỉ chảy máu trên chiến trường. Nhưng nam tử Bắc Yến cũng có thể khóc vì hạnh phúc và chiến thắng.

...

Sau buổi lễ Tế trời hôm ấy, đầu của Triệu Chính Đức bị treo lên đỉnh Đài Cửu U, chịu bao đau đớn, vật vã, mạch máu khô cằn cháy khô khốc trên biển lửa bên dưới.

Yến Tuân hạ lệnh phóng thích toàn bộ gia tộc Triệu thị và Mông thị. Lưu đày đi biên ải, mãi mãi không được trở về Chân Hoàng.

Các gia tộc lớn khác thì tùy vào tội trạng mà xử trảm những kẻ đứng đầu, gia tộc xung quân hoặc lưu đày. Quan lại triều Đại Hạ cũ đồng loạt quy hàng nên lần lượt được đứng vào hàng ngũ quan lại của triều Yến thị, nhất nhất phục tùng, nhất nhất ca ngợi công đức hiếu sinh của hắn.

Dân chúng được miễn thuế ba năm, không tăng thuế trong vòng năm năm tới. Ngoài ra còn mở kho lương tiếp thực trong vòng ba ngày toàn đất nước.

...

Chúng thần thỉnh an Bệ hạ. Chúc người vạn thọ vô cương.

Yến Tuân khoát tay về trước ra hiệu bọn họ bình thân.

Hôm nay là ngày thứ mười quân Bắc Yến chiếm được Chân Hoàng. Buổi triều sớm hôm ấy mọi người đến đông đủ. Bao gồm cả quan quân tướng sỹ Đại Hạ cũ.

Bên dưới hai hàng quan văn võ uy nghiêm nhìn hướng người trên trung điện. Y phục hai triều nhập lại chưa cải cách nên thật bát nháo. Tước mũ đội đầu cũng thế, tóc người Đại Hạ không tết bím như Bắc Yến mà để rơi lòa xòa sau gót. Quan văn Đại Hạ thì đội mũ, còn quan quân Bắc Yến ai cũng như nhau, đều không mũ nón rườm rà. Bọn họ chỉ khác nhau bởi trang phục và đai lưng trên người để phân cấp bậc.

Yến Tuân hắn cũng cần có thời gian để chỉnh đốn nội triều và dạy bọn quan Đại Hạ biết thế nào là tết bím. Nghĩ đến đây, hắn cười thầm trong lòng. Ngày xưa bọn người Triệu Tung cứ cười nhạo hắn tóc tết nhiều quá không giống người kinh thành. Hắn chỉ cười trừ nói do thói quen và tập quán người phương Bắc là thế. Chứ đâu ngờ hôm nay hắn lại là người truyền bá văn hóa bím tóc vào đến trung tâm đế đô một thời này.

Tất cả đều có an bài bởi số phận.

Yến Tuân nhìn về phía A Tinh:

" Tuyên chỉ."

A Tinh gật đầu vâng lệnh rồi tiến lên phía trước đoạn mở một đạo thánh chỉ được cuộn tròn có vẻ hơi dày.

" Thuận thiên chiếu viết. Yến Tuân ta, Bắc Yến Vương của nhà nước Sơ Nguyên. Nay quyết định dời đô đến Chân Hoàng. Lấy tên Sơ Nguyên là nhà nước chính thống."

Ngừng một chút hắn nói tiếp:

" Đế đô Chân Hoàng được đổi thành Sở Thành."

Ồ.. đám đông phía dưới kêu lên kinh ngạc. Sở Thành chẳng phải Sở trong Sở Kiều sao?

Nghe như vị cô nương này đã rời Bắc Yến.

Cô nương ấy đâu còn là người Bắc Yến?

Có công trạng lớn thế nào mà được đặt tên cho kinh thành đế đô phồn thịnh nhất đại lục Tây Mông đây?

Tiếng đám đông càng lúc càng lớn. Xì xào không dứt. Đám người Trình Viễn bên dưới càng tức tối, mặt tối sầm.

Yến Tuân nãy giờ quan sát, thấy có vẻ đại cục cần hắn dàn xếp mới mong ổn định.

" Các vị, ta biết các người đang nghĩ gì."

Yến Tuân tiến về phía trước, dõng dạc nói với đám triều thần.

" Mười năm trước chắc các người cũng từng chứng kiến. Lúc gia môn bị sát hại. Bằng hữu không có. Người thân không còn. Chỉ có cô nương ấy luôn sát cánh cùng ta. Nàng cho ta nghị lực để sống sót qua trận Cửu U huyết lệ. Cho ta có niềm tin để đi đến ngày hôm nay. Nàng dùng tính mạng của mình để giúp ta hoàn thành nghiệp lớn."

" Vậy thử hỏi ngoài nàng ra, thì ai có thể có được vinh hạnh này?" Yến Tuân chầm chầm phát biểu những lời sau cùng, lời hắn chân thật nhưng rắn rỏi. Hắn luôn là kẻ vô đối trong việc dụng "nhân tâm" người khác. Từng lời ngọc hắn thốt ra lý luận vô cùng sắt bén và hợp tình hình lý.

Đám đông lúc nhúc phản đổi, không bằng lòng lúc nãy dần dãn ra, im lặng. Rồi đồng loạt bọn họ reo lên:

" Chúng thần không dám tự định đoạt. Bệ hạ anh minh."

Yến Tuân bấy giờ mới nở nụ cười vui vẻ, đoạn quay lại bảo A Tinh tiếp tục.

" Sau khi cân nhắc, Trẫm quyết định ban thưởng chúng công thần như sau:

Ô Đạo Nhai, người có tấm lòng yêu nước thương dân. Nghĩa tử tận trung nay phong làm Hộ Quốc Tướng Công, Tể tướng công hoàng triều Sơ Nguyên. Ban phủ đệ cùng đất đai năm ngàn mẫu."

"Mời Ô tiên sinh bước lên lãnh chỉ"

Ô Đạo Nhai một thân khoan thai, uyên bác bước lên tiếp chỉ. Mọi người đều nhìn hắn trầm trồ. Ồ... hắn đúng có khí chất một vị Tể tướng uyên thâm thật sự. Một người xứng đáng gánh vác đại cuộc triều thần.

" Thần lĩnh chỉ. Tạ chủ long ân."

...

" Trọng Vũ, thân là nữ nhi nhưng tài kinh thao lược, nghĩa đảm trung can. Nay phong làm Hộ Quốc Tướng Công, Đại Học Sỹ, ban thưởng phủ đệ cùng bổng lộc năm ngàn mẫu đất. Tạm thời sẽ chấp chưởng vụ sự Bắc Yến thay thế Tú Lệ Vương. Nay nàng đang ở Bắc Yến chăm lo chính sự, sẽ gửi quân đến phong thưởng sau hôm nay."

" Trình Viễn, tướng lĩnh Bắc Yến, công trạng đầy mình, trung thành hết dạ. Nay phong làm Sơ Nguyên thống lĩnh đại nguyên soái, ban thưởng phủ đệ cùng bổng lộc năm ngàn mẫu đất. Trình Viễn bước lên tiếp chỉ."

" Đa tạ Bệ hạ" Trình Viễn giờ đã khoai khoái, đường đường là Thống lĩnh đại nguyên soái là giấc mơ cả đời của hắn. Còn gì cầu tình nữa chứ.

" Sở Kiều, Sở tham mưu. Có công cứu giá ta ở Chân Thành, sa trường giết giặc, chiến tích anh hùng thành Bắc Sóc. Thống lĩnh quân đội Tú Lệ quân hạ được hai đoàn quân Đại hạ tại Bắc Sóc và cửa khẩu Xích Nguyên, thành Xích Độ. Nay phong nàng làm Tú Lệ Vương, đất phong Bắc Yến cùng bổng lộc châu báu ba ngàn gấm lụa. Đồng thời, Tú Lệ Quân trước đây là quân đội Tây Nam trấn phủ sứ, nay được phong thành Tú Lệ Quân chính thức có cờ hiệu riêng, là quân đội chính chuyên vị trí ngang hàng Hắc Ưng Nhân của ta, cùng theo Tú Lệ Vương. Nàng tạm thời chưa về kịp nên sẽ để Trọng Vũ Đại Học Sỹ trông coi đất phong. Ngày sau sẽ hoàn trả. Tú Lệ Quân chấp hành chiếu chỉ theo phò trợ Tú Lệ Vương. Chiếu phong sẽ được gửi đến người để tuyên chỉ sau hôm nay."

Bên dưới lại được phen thất kinh sau màn thay tên đổi họ Chân Hoàng khi nãy. Cái gì là Tú Lệ Vương. Trấn thủ cả vùng Bắc Yến, Bệ hạ người thật cũng quá xem trọng người ấy.

Nhưng không một ai dám đứng lên miệt thị hay đàm luận bởi họ biết những chiến công kia không phải một sớm một chiều hay do Yến Tuân bịa đặt. Tất cả đều đáng được thưởng cho nàng. Nhưng chỉ tiếc nàng hiện đã bỏ đi nên bọn họ mới cảm thán mà thất kinh như thế.

... Sau đó lần lượt những người khác cũng được xướng tên... Phong Miên được phong thành Chủ quản Thương Ty bộ lại (người trong coi việc mua bán Hoàng triều), Nhiếp Viễn được phong làm Sở Thành tiết độ sứ, chủ quản Cấm Y Vệ kinh thành. A Tinh được phong làm chủ quản quân Hắc Ưng Nhân bảo vệ cấm cung cùng vô số châu báu khác.

Một tháng sau, Yến Tuân lên ngôi Hoàng đế, hiệu Thuận Hưng. Thuận của thuận ý trời. Hưng của hưng thịnh trường tồn.

Được người đời xưng tụng là Yến hoàng. Nhưng dân gian người nọ truyền nhau về vị ấy bằng một cái tên khác. Mà khi nghe xong ba phần e dè, bảy phần khiếp sợ...

" Sói Bắc Yến ".

Một giai thoại anh hùng kiên cường và dũng mãnh nhất đại lục Tây Mông đã xuất phát từ đấy.